Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Công nghệ xử lý nước thải MBR


      Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - công ty xử lý nước ở Hà Nội - chuyên gia xử lý nước thải sinh hoạt -xin giới thiệu công nghệ xử lý nước thải MBR.

         Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR (Membrane Bio Reactor) có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.
        MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2.
       Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.


Bể cân bằng...|...Bể sục khí...|...Bể lọc tách bằng màng...|...Bể nước đầu ra



Vai trò của MBR:

Tiền xử lý: như lưới lọc, song chắn rác.
Xử lý bậc 1: khử chất hữu cơ, N, P.
Xử lý bậc 2: phân tách hai pha rắn và pha lỏng khi qua màng.
Vai trò của Bể lọc tách bằng màng:
Cấp đầy dưỡng chất bằng hấp thu lượng amoni và P còn lại.
Khử hết sinh vật còn lại.
Vận hành gián đoạn (7~12 phút chạy, 3 phút ngưng).
Làm sạch màng chỉ bằng thổi khí ngược.
Vận hành liên tục trên 6 tháng, lưu tốc 0.3 m3/m2.ngày.


Ưu điểm của kỹ thuật dùng màng lọc tách:

        Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
       Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
       Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử N & P mà không cần bể lắng, bể lọc và tiệt trùng.
       Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
        Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
      Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ: 

Chú thích:
Influent – đầu vào; Anaerobic reactor – bể kỵ khí; Dynamic state bioreactor – bể sinh học thể động; Membrane separation tank – bể lọc tách bằng màng; KMS hollow fiber membrane – màng sợi rỗng KMS; OER (oxygen exhausted reactor) – bể yếm khí; Suction pump (permeate) – bơm hút (nước sau xử lý); Effluent – đầu ra

Cơ chế tách chất lơ lửng bằng màng sợi rỗng ngập:

        Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị loại bỏ ngay tại bề mặt màng (lổ rỗng 0.4um). Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng.

 Làm sạch màng:

         Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực.

(1) Làm sạch bằng thổi khí: Cách đơn giản là dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lổ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám ra khỏi màng.

(2) Làm sạch bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất: Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một
lần).

Màng mới .......Sáu tháng sử dụng .......Tẩy rửa màng ..............Sau khi tẩy

Bề mặt màng (40 lượt) ..........................Bề mặt màng (40 lượt)


Những ưu điểm đã được khẳng định của công nghệ MBR:

(1) Sự ổn định của chất lượng nước sau xử lý:
        Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra, như coliform chẳng hạn.
        Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng ngay cho các tòa nhà hay nhà máy nước tuần hoàn.
       Có thể được thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng và đòi hỏi chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định.
(2) Những điểm tuyệt vời của màng:
      Tính ưu việt của màng đã được kiểm chứng qua nhiều công trình ứng dụng khác nhau với phạm vi ứng dụng rộng.
      Thiết kế dạng môđun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn.
      Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động bởi dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí.
      Thân màng được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl. Vì vậy, màng không bị hư khi dùng chlorine để tẩy rửa màng vào cuối hạn dùng.



(3) Một giải pháp kỹ thuật nhiều lợi ích kinh tế:
      Giảm giá thành xây dựng nhờ không cần bể lắng, bể lọc và khử trùng.
     Tiêu thụ điện năng của công nghệ MBR rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp bằng chứng nhận “Công nghệ Môi trường Mới”.
     Phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư tạo ra rất nhỏ.
(4) Bảo trì thuận tiện:
       Kiểm soát quy trình chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng.
       Cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ. Quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.
       Quy trình có thể được kết nối giữa công trình với văn phòng sử dụng, vì thế có thể điều khiển kiểm soát vận hành từ xa, thậm chí thông qua mạng internet.

Cấu trúc của thiết bị lọc sinh học (MBR) loại màng tấm:

      Thiết bị lọc sinh học bao gồm Buồng lọc và Buồng phân phối khí. Trong buồng lọc gồm nhiều tấm lọc được kết nối với nhau thành 1 khối nhờ thanh cố định và ống thu nước. Trong buồng phân phối khí có các ống phân phối khí dạng đục lỗ. Trong trường hợp cần bảo trì, có thể tháo các bản lọc ra để bảo trì.
Lớp màng lọc được hàn nên mặt cuả tấm bản lọc. Chúng được làm từ chlorinated polyethylene với kích thước lỗ là 0,4μm. Các tạp chất trong nước được xử lý nhờ các vinh sinh vật trên lớp màng lọc, đi vào khoảng trống trên các tấm bản và về ống thu nước

*/ Ưu điểm:
-      Thiết bị hiện đại, hiệu quả xứ ly cao
-      Dạng hợp khối nên có thể xây nổi hoặc gầm dưới đất. Dễ dàng tăng công suất xử lý khi mở rộng quy mô.
-      Thiết bị không chỉ loại bỏ SS mà còn loại bỏ được các hợp chất khó phân huỷ như chất tẩy rửa bằng cách tăng thời gian lưu của bùn. Hơn nữa xử lý triệt để N và P có trong nước thải, nước thải có thể được tái sử dụng.
-      Không cần thiết phải tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ vi sinh vật. Chỉ cần kiểm soát áp lực xuyên qua màng và chất lượng nước đầu vào. Mà kiểm soát 2 yếu tố này hoàn toàn có thể dễ dàng tìm hiểu.
-      Dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa để kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý.
-      Hệ thống lọc sinh học được thiết kế với nguyên tắc tiết kiệm năng lượng. Hệ thống cấp khí đóng vai trò tiết kiệm năng lương, vừa cung cấp ôxi cho quá trình xử lý, vừa có tác dụng làm sạch bề mặt màng lọc, không gây tắc nhờ tạo ra dòng chảy xoáy.
-      Lượng bùn hoạt tính sinh ra ít, cho nên chi phí của việc xử lý bùn là rất nhỏ.
*/ Nhược điểm:
-      Chi phí đầu tư lớn
-      Yêu cầu chất lượng nước đầu vào chặt chẽ.
                                                                                                                     Môi trường Việt

Công nghệ xử lý nước thải - Chất keo tụ

       Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương là công ty xử lý nước thải ở Hà Nội chuyên về xử lý nước thải tại nguồn, xử lý nước thải tập trung xin gửi tới các bạn bài viết về chất keo tụ trong công nghệ xử lý nước thải.

          Trong nước thường chứa các loại hạt cặn có nguồn gốc và thành phần rất khác nhau. Đối với các loại cặn này dùng biện pháp xử lý cơ học trong công nghiệp xử lý nước như lắng, lọc có thể loại bỏ được các cặn có kích thước lớn hơn 0.0001 mm. Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 0.0001mm không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn xử lý các cặn này phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các cặn lơ lửng có trong nước, tạo thành những bông cặn lớn hơn và có trọng lượng đáng kể lắng xuống đáy.

Công nghệ xử lý nước thải tầng hầm

         Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - Công tỷ xử lý nước thải tại Hà Nội - chuyên gia xử lý nước thải sinh hoạt xin giới thiệu công nghệ xử lý nước thải tầng hầm tại các tòa nhà. Đây là các công trình do công ty trực tiếp thi công, lắp đặt.

    Yêu cầu thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải tại các tầng hầm tòa nhà


        + Giảm thiểu mùi của hệ thống:

      Điều quan trọng nhất trong việc xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà là giảm thiểu tối đa mùi trong quá trình xử lý để tránh sự phát tán mùi vào hệ thống tòa nhà.
      Sau một thời gian sử dụng các hệ thống xử lý bằng bồn composite cho thấy: Hệ thống đã tỏ ra sự ưu việt hơn hẳn so với hệ thống bể bê tông trong việc hạn chế mùi. Việc sử dụng giăng cao su bắt bu lông tại các của thăm của hệ thống đã hoàn toàn ngăn mùi tỏa vào gian hầm của tòa nhà. Đây là một điều các chủ đầu tư quan tâm nhất khi xây dựng hệ thống XLNT trong tòa nhà.
      Hệ thống bồn composite còn một ưu điểm quan trọng là không có hiện tượng gây rò rỉ do rạn nứt có khả năng khử mùi tốt hơn hệ thống bể bê tông.
      Như vậy, việc lựa chọn bồn composite cho hệ thống xử lý nước hải tầng hầm là sự lựa chọn hợp lý nhất.


        + Giảm diện tích mặt bằng

     Do mặt bằng tầng hầm chật hẹp nên việc lựa chọn công nghệ chiếm diện tích mặt bằng là điều quan trọng. Đây là điểm luôn được công ty chúng tôi chú ý đặc biệt. 

        + Giảm thiểu tiếng ồn của thiết bị

        Để giảm thiểu tiếng ồn cho hệ thống, thiết bị thổi khí được lựa chọn là thiết bị thổi khí chìm nên giảm đến 90% tiếng ồn so với máy thổi khí đặt cạn.

      Chúng tôi xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu đo công ty chúng tôi tiến hành lắp đặt

    1. Công trình xử lý nước thải tại tầng hầm tòa nhà Thông Tấn xã Việt nam 5 - Lý Thường Kiệt

         Đây là công trình xử lý nước thải sinh hoạt có không gian khá chật hẹp, hệ thống bồn composite được tạo bởi các bồn composite riêng lẻ để tận dụng các khoang của tầng hầm. Các khoang điều hòa, xử lý kị khí, hiếu khí, khử trùng được tách thành bồn riêng biệt.  



Vận chuyển hệ thống đến công trình

    

Lắp đặt hệ thống ở tầng hầm tòa nhà

          Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này được áp dụng công nghệ tiên tiến MBBR để làm giảm không gian sử dụng vốn đã chật hẹp của tầng hầm tòa nhà.

2. Công trình xử lý nước thải ở tầng hầm tòa nhà DETECH - Cầu Giấy - Hà Nội


         Đây là công trình khá phức tạp bởi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được đặt tại tầng hầm 2 của tòa nhà. Đường xuống nhỏ, quanh co, gấp khúc lớn. Vì vậy không thể đưa nguyên bồn xuống vị trí lắp đặt, công ty đã sử dụng giải pháp chia bồn thành các modun để dễ dàng đưa xuống vị trí lắp đặt. Tại vị trí lắp đặt các modun được ghép nối lại tạo thành hệ thống. 




         Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này được áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến AAO hiện nay.

   

 3. Công trình xử lý nước thải tầng hầm Ngân Hàng Ba Đình - Hà Nội

        Đây là công trình xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà trong không gian chật hẹp, cửa xuống tầng hầm không đủ không gian đưa bồn hợp khối hoặc modun. Công ty đã lựa chọn giải pháp sử dụng bể composite dang khối hộp. Các mảnh của bể được gia công tại xưởng được tiến hành đắp ghép tại công trình. Các mảnh ghép được tăng cường chịu lực bằng khung thép bọc composite, đảm bảo để thép không bị gỉ.
         
Ảnh      

         Bạn có thể tham khảo thêm về xử lý nước thải sinh hoạt tại các đường link dưới đây:
         - Xử lý nước thải sinh hoạt
         - Công nghệ xử lý xử lý nước thải sinh hoạt
         Bạn có thể tham khảo thêm:
         - Xử lý môi trường
                                                                                                                   Th.sĩ  LÊ HỒNG THÁI

Công nghệ xử lý nước thải SBR - Ánh Dương

     Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - Công ty  xử lý nước thải ở Hà Nội xin giới thiệu với các bạn công nghệ xử lý nước thải SBR. Đây là công nghệ được nhiều công ty xử lý môi trường áp dụng.
     
        1. Mô tả ngắn về công nghệ xử lý nước thải SBR



           Bể SBR là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Quy trình này tuần hoàn với chu kỳ thời gian sinh trưởng gián đoạn mà khả năng thích ứng với một sự đa dạng của quá trình bùn hoạt tính – như là khuấy trộn hoàn chỉnh theo lối thông thường, tháo lưu lượng, tiếp xúc ổn định và các chu trình sục khí kéo dài. Mỗi bể SBR một chu kỳ tuần hoàn bao gồm "LÀM ĐẦY", "SỤC KHÍ", "LẮNG", "CHẮT", và "NGHỈ". Bởi thao tác vận hành như trường hợp gián đoạn này, cũng có nhiều khả năng khử nitrit và phốtpho. Phản ứng bể SBR không phụ thuộc đơn vị xử lý khác và chúng hoạt động liên tục trong chu trình đem lại nhiều lợi ích kinh tế.

   

Bồn composite xử lý nước thải do công ty Ánh Dương sản xuất đang được lắp đặt

           Chu trình SBR thông thường, không gây vướng cho các bọt khí mịn ra khỏi màng đĩa phân phối được dùng cung cấp nhu cầu oxy từ máy thổi khí cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Tốc độ quay chậm của quạt gió và của thiết bị trộn chìm được xem như cách thay đổi luân phiên khác của thiết bị thổi khí cho quy trình SBR.
            Quy trình thay đổi luân phiên trong bể SBR không làm mất khả năng khử BOD trong khoảng 90 – 92%. Ví dụ, phân huỷ yếm khí, quá trình tiếp xúc yếm khí, lọc yếm khí, lọc tiếp xúc, lọc sinh học nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học dạng đĩa, bể bùn hoạt tính cổ truyền và hồ sinh học hiếu khí chỉ có thể khử được BOD khoảng 50 – 80%. Vì vậy, việc thay đổi luân phiên được theo sau giai đoạn khác như hệ thống truyền khí hay hệ thống oxy hoà tan.
  

             Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của quy trình xử lý bao gồm: thời gian nước vào, thời gian sục khí, thời gian lắng và thời gian tháo nước. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

2. Bể SBR hoạt động theo 5 pha


Bể SBR hoạt động theo 5 pha

        + Pha làm đầy ( fill ): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ. Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tuỳ theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí.


         + Pha phản ứng, thổi khí ( React ): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-N­O22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-.
         + Pha lắng (settle): Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.
         + Pha rút nước ( draw): Khoảng 0.5 giờ.
         + Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành.

  
Bồn composite do công ty Ánh Dương sản xuất

3. Các ưu điểm của quy trình SBR

• Kết cấu đơn giản và bền hơn.
• Hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người.
• Thiết kế chắc chắn.
• Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.
• Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao.
• Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành.
• Khả năng khử được Nitơ va Photpho cao.
• Ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng.

Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI - công nghệ mới


       Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu bài viết về công nghệ xử lý nước thải - công nghệ mới TFR. Đây là công nghệ xử lý nước thải do một công ty của Đức mới đưa vào Việt nam năm 2011

        DAS Environmental Expert GmbH - một trong những nhà cung cấp công nghệ và giải pháp về xử lý khí thải hàng đầu thế giới - sẽ giới thiệu công nghệ xử lý nước thải dòng chảy nhỏ giọt TFR trong khuôn khổ Triển lãm Vietwater 2012 - triển lãm quốc tế lớn nhất về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc và xử lý nước thải tại Việt Nam - diễn ra tại Hà Nội từ ngày 6-8/11.

Công nghệ xử lý nước thải dòng chảy nhỏ giọt

           TFR được phát triển bởi DAS Environmental Expert GmbH nhằm xử lý nước thải đến một mức cho phép xả trực tiếp vào nguồn nước hoặc tái sử dụng cho quá trình sản xuất, cung cấp một hệ thống cho phép quá trình thông khí liên tục với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều lần so với các công nghệ thông thường hiện nay phổ biến tại Việt Nam. Bồn phản ứng sinh học dòng chảy nhỏ giọt là cốt lõi của công nghệ này, sử dụng hạt vật liệu mang rất nhẹ được bao phủ bởi một lớp vi sinh vật hoạt tính cao. Không giống như các hệ thống xử lý nước thải thông thường, các vật liệu mang không hoàn toàn ngập trong nước và do đó vi sinh vật có thể dễ dàng được cung cấp đủ lượng ôxy. Dòng nước thải chảy nhỏ giọt liên tục từ trên xuống được làm thoáng bằng không khí theo hướng ngược lại bởi một quạt gió nhỏ gọn vận hành với áp lực rất thấp.

Lắp đặt bồn composite xử lý nước thải do Công ty Ánh Dương sản xuất

         Tại bước đầu tiên của quy trình xử lý nước thải, chất rắn được tách ra khỏi dòng nước bởi thiết bị lược rác cơ học. Để lưu lượng nước thải đồng nhất, nước thải được thu gom trong một bể chứa gọi là bể điều hòa, từ đây nước thải được đưa vào phần cốt lõi của hệ thống là các phản ứng sinh học dòng chảy nhỏ giọt hay còn gọi là TFR vận hành trên nguyên lý độc quyền: Sử dụng vật liệu mang dạng hạt rất nhẹ có kích thước nhỏ bao phủ bởi các vi sinh vật hoạt tính cao có khả năng thích ứng với môi trường tương ứng. Dòng nước thải liên tục chảy nhỏ giọt xuống lớp đệm vật liệu mang được làm thoáng bằng không khí cung cấp từ một quạt gió thổi theo hướng ngược lại. Quá trình sinh học hiếu khí phân hủy tải lượng hữu cơ và các thành phần chứa nitơ. Sau đó, xử lý sinh học kết hợp với xử lý hóa lý loại bỏ phốt pho nếu cần thiết, bùn dư tạo ra được loại và thải bỏ theo quy định. Nước sau xử lý được khử trùng và xả vào nguồn tiếp nhận.


        Bằng cách đáp ứng tất cả yêu cầu xả trực tiếp trong khi vẫn giữ những yêu cầu vận hành và bảo dưỡng ở mức tối thiểu, công nghệ TFR của DAS cung cấp một quy trình hiện đại để xử lý từng phần hoặc toàn bộ nước thải công nghiệp. Chất lượng nước thải sau xử lý có thể đáp ứng các yêu cầu cho việc tái sử dụng. Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn hơn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm năng lượng, đồng thời vẫn duy trì được chi phí xử lý thấp.
         Thành lập năm 1991, DAS Environmental Expert GmbH trở thành một trong những nhà cung cấp công nghệ và giải pháp về xử lý khí thải hàng đầu thế giới cho nhiều công ty lớn trong các ngành công nghiệp chất bán dẫn, TFT và công nghệ LED cũng như ngành công nghiệp quang điện. Ở một nhánh kinh doanh khác, công ty cũng đã phát triển các quy trình và giải pháp cho vấn đề xử lý nước thải công nghiệp và đô thị.
                                                                                              Theo báo Công Thương

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Xử lý nước thải tại nguồn - Ánh Dương

        Công ty Cổ phần Comnposite và Công nghệ Ánh Dương xin giới thiệu với các bạn hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn. 

bastafst1
 Sơ đồ nguyên lý hoạt động

           Đây là công trình hợp tác giữa Công ty Ánh Dương với Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh - Viện Kỹ thuật Môi Trường - Trường Đại học Xây dựng.
           Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống:

alt

         Hệ thống gồm các ngăn bể nối tiếp, kết hợp các quá trình xử lý cơ học và sinh học kỵ khí - hiếu khí. Bể được chế tạo sẵn bằng nhựa composite cốt sợi thủy tinh (FRP).



Đông anh       
                                                                     Lắp đặt hệ thống tại khu biệt thự Đông Anh

       Hệ thống được trang bị bơm nước thải chuyên dụng không tắc (của hãng Zoeller, sản xuất tại Mỹ). Tùy theo yêu cầu của khách hàng, hệ thống được thiết kế với ngăn khử trùng bằng viên Clo hay tia cực tím (UV). Chế độ làm việc của hệ thống được kiểm soát tự động theo thời gian hay theo mực nước, ... bằng bộ điều khiển PLC.

alt
 Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại nguồn tại Trung Tâm Hội nghị Quốc Gia

Lĩnh vực có thể áp dụng

           Xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhóm hộ gia đình, chung cư, toà nhà cao tầng, các công trình dịch vụ công cộng như siêu thị, trường học, khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, các cơ sở du lịch, xử lý nước thải cho các khu đô thị mới, thị trấn, làng nghề, vv......
          Xử lý nước thải công nghiệp có thành phần, tính chất gần giống nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp có tỷ lệ chất hữu cơ cao như chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt của công nhân ở khu công nghiệp, nước thải từ các làng nghề chế biến nôi thủy, hải sản


alt

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại nguồn tại Trung tâm đảo Cát Bà

Ưu điểm của công nghệ và thiết bị

  • Hiệu suất xử lí cao cho phép xả nước thải sau xử lí ra môi trường hoặc tái sử dụng lại.
  • Không cần máy cấp khí. Chủ động điều khiển được chế độ làm việc và các thông số vận hành. 
Sản phẩm tại xưởng sản xuất chuẩn bị được đưa đến công trình
  • Áp dụng linh hoạt cho nhiều loại nước thải, với các quy mô công suất khác nhau.
  •  Bố trí chìm dưới đất hay nổi.  Có thể ghép nối nhiều mođun.
  • Hoàn toàn kín, khít, không thấm, không rò rỉ.
  • Có độ bền vĩnh cửu với thời gian và chịu được tác động cơ học cao. Không bị ăn mòn bởi các quá trình sinh hóa trong nước thải.
Ảnh
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
  •  Lắp đặt đơn giản, thuận tiện, cho phép rút ngắn tiến độ thi công công trình.
  • Giá thành hợp lý (rẻ hơn nhiều so với các bể XLNT kiểu Jokashou nhập ngoại, với tính năng và chất lượng tương đương, tránh được những sự cố thường gặp của loại bể Jokashou).
  •  Gọn, yêu cầu diện tích ít, tránh được mùi và đảm bảo mỹ quan. Bảo trì dễ dàng.
  •  Tiết kiệm chi phí xây dựng mạng lưới thoát nước thải. 
                                                                                         Lê Hồng Thái - Phạm Văn Hóa